Răng có vai trò rất quan trọng trong việc nhai thức ăn và thẩm mỹ của gương mặt. Và ở trẻ em thường có giai đoạn là thay răng sữa. Vậy với nhiều bậc cha mẹ hay thắc mắc liệu con mình thay răng có thay toàn bộ và răng hàm có thay không? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
I. Răng hàm là gì?
Trước khi tìm hiểu chúng ta có thay răng hàm không thì hãy tìm hiểu vài nét về răng hàm là gì cũng như tuổi thay răng ở trẻ là bao nhiêu nhé!
1. Quá trình thay răng ở trẻ
Bộ răng sữa của chúng có 20 cái với 4 cái răng cửa, 4 răng ở bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm sau đó chúng ta sẽ thay răng và đến 6 đến 12 tuổi sẽ là giai đoạn trẻ có bộ răng vĩnh viễn gồm có 32 chiếc.
Thông thường khi trẻ bước sang 6 tuổi sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa và quá trình cụ thể diễn ra như sau:
- Từ 6-7 tuổi: Thay răng cửa sữa
- Từ 7-8 tuổi: Răng cửa hai bên sẽ rụng
- Từ 9 – 10 tuổi: Các răng hàm nhỏ.
- Từ 10 – 11 tuổi: Thay răng nanh sữa.
- Từ 11 – 12 tuổi: Thay các răng hàm lớn.
Giai đoạn này được coi là giai đoạn khá quan trọng của trẻ vì thế cha mẹ hãy hết sức lưu ý đến các bé và đưa con đi khám răng định kỳ để đảm bảo răng miệng của bé không bị ảnh hưởng về sau này gây mất thẩm mỹ hoặc bệnh lý.
2. Răng hàm là gì?
Răng hàm là một trong những nhóm răng quan trọng trong bộ răng của con người chức năng chính là nhai và nghiền nát thức ăn và trong bộ răng răng hàm thường là 3 chiếc răng cuối mỗi hàm (cả răng khôn).
Răng hàm là những chiếc răng cối lớn nằm phía trong miệng có hình trụ, hình nón và các rãnh răng ở giữa.
II. Răng hàm có thay không?
Răng sữa là răng đầu tiên của trẻ và đến một lúc nào đó bộ răng sữa sẽ rụng đi theo cơ chế của nó và thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn ở con người. Vì thế mà nhiều người hay có thắc mắc liệu thay răng sữa thì răng hàm có thay không , răng khôn mọc ở đâu,…Và để giải đáp vấn đề này chúng ta sẽ chia làm 2 trường hợp như sau:
1. Răng hàm có thay răng
Đây là trường hợp những chiếc răng sữa ở bộ răng đã mọc trước đó khi đến tuổi thay răng thì bắt đầu lung lay và rụng đi để răng mới mọc lên. Những răng này chính là răng hàm lớn số 1 và răng hàm lớn số 2 ở cả 2 hàm răng sữa là những chiếc răng sẽ rụng và thay vĩnh viễn ở độ tuổi trẻ thay răng. Và 2 răng hàm sữa khi thay sẽ trở thành 2 răng hàm nhỏ của chúng ta bây giờ.
Khi trẻ thay răng cha mẹ không tự ý nhổ răng mà nên đưa đến các phòng khám nha khoa hay bệnh viện tránh biến chứng như chảy máu nhiều, nhiễm trùng, chân răng không nhổ hết,…Vì quá trình thay răng sữa chỉ diễn ra một lần nên các cha mẹ chú ý nha!
2. Răng hàm không thay răng
Với những chiếc răng hàm không thay răng mà mọc vĩnh viễn là chiếc răng hàm lớn số 3 hay còn gọi là răng hàm số 6 và số 7 trong bộ răng hàm vĩnh viễn. Những chiếc răng sữa này sẽ mọc lên và hoàn toàn không bị rụng cho đến lúc trưởng thành mà không trải qua quá trình thay răng sữa.
Răng số 6 và 7 là những chiếc răng được mọc lên sau cùng trong đó chiếc răng số 6 mọc ở độ tuổi từ 6-7 tuổi và răng số 7 thường mọc vào khoảng 12-13 tuổi trở đi. Đây cũng là những chiếc răng mọc sau cùng của cuộc đời con người. Và những chiếc răng hàm cuối cùng này có chức năng chính và quan trọng nhất là đảm bảo việc ăn uống của chúng ta tốt hơn.
3. Răng hàm bị sâu xử lý thế nào
Với những răng hàm mà chỉ mọc 1 lần không thay răng và có nhiều trường hợp bé bị sâu thì có nhiều phụ huynh thắc mắc có nên nhổ đi không và đây là cách xử lý tốt nhất mà các bậc phụ huynh nên chú ý nhé:
- Răng hàm bị sâu: Thông thường với cách này các bác sĩ sẽ tiến hành trám răng và bọc sứ sau khi nạo sạch vết sâu răng. Nếu răng bị sâu còn mỗi chân răng thì nhổ đi tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh khác.
- Răng hàm bị vỡ: Với trường hợp này cách điều trị phổ biến là trám răng và bọc răng sứ.
Răng hàm là răng quan trọng trong việc ăn nhai vì thế bố mẹ phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ.
III. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng nhất
Răng nói chung và răng hàm nói riêng đều rất quan trọng với mỗi con người đặc biệt là ở trẻ đang độ tuổi thay răng vì thế việc chăm sóc răng miệng cho trẻ luôn được các cha mẹ quan tâm hàng đầu và chúng tôi sẽ tổng hợp và đưa ra lời khuyên với một số cách sau:
1. Làm sạch miệng cho trẻ sơ sinh
Dù thời điểm này bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào nhưng cha mẹ cũng cần vệ sinh nướu cho bé mỗi ngày bằng cách dùng gạc hoặc khăn mềm quấn vào đầu ngón tay sau đó nhúng vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho bé vào buổi sáng.
2. Chăm sóc khi răng sữa mọc
Răng sữa mọc thì sẽ rụng để mọc răng vĩnh viễn nhưng ba mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách đề phòng các bệnh lý về răng miệng.Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm với kích thước nhỏ.
3. Theo dõi răng miệng bé
Nếu cha mẹ không theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ để trẻ có tình trạng răng bị ố màu và sâu răng ảnh hưởng đến việc ăn nhai cũng như thẩm mỹ của bé sẽ ảnh hưởng đến sau này đấy!
4. Tập thói quen đánh răng cho bé
Đến giai đoạn 3 tuổi là cha mẹ có thể tập cho bé đánh răng được rồi những lần đầu cha mẹ sẽ giúp bé đánh răng và hướng dẫn trẻ súc miệng và lấy kem đánh răng sau đó sẽ dạy trẻ và cho trẻ đánh răng.
Hơn 3 tuổi bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa flour cho trẻ và dùng chỉ nha khoa làm sạch bề mặt bên trong. Nên sử dụng một lượng kem nhỏ bằng hạt đậu cho trẻ đánh thôi nhé!
5. Đưa trẻ đi khám nha sĩ thường xuyên
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng định kỳ dù không gặp bất cứ vấn đề gì về chúng tuy nhiên khi đi khám bác sĩ sẽ hướng dẫn cũng như giải đáp các thắc mắc khi chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nên cho trẻ đi khám lần đầu ít nhất vào 6 tháng tuổi.
IV. Lời kết
Hy vọng với những thông tin mà đã chúng tôi cung cấp sẽ giải đáp những thắc mắc về răng hàm có thay không. Từ đó biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ. Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này nhé! Cùng theo dõi chuyên mục Tin Tức của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin thú vị nữa nha!